Skip to main content

Tuổi 21 - sáng làm VC tối làm sinh viên, và nỗi trăn trở về value-added

Xin chào anh chị và các bạn. Bài blog hôm nay là số đặc biệt, được viết mỗi năm 1 lần vào ngày 19/7, cũng là ngày tôi say hello với thế giới. Trong những dịp đặc biệt như thế này, tôi thường dành thời gian để reflect lại bản thân, nhìn lại chặng đường mình đã đi cũng như để xem mình có thể rút ra được những bài học gì từ những chặng đường đó. Để tạo thêm 1 chút sự gần gũi trong số lần này, tôi xin phép được chia sẻ theo phong cách half-half, trộn giữa tiếng Anh và tiếng Việt - đây cũng là cách nói chuyện thường ngày của tôi.

Về công việc Venture Capital…

Trước hết, một trong những câu tôi được hỏi nhiều nhất khi ai đó biết tôi là VC 21 tuổi aka VC trẻ tuổi nhất Việt Nam (mặc dù giờ đã có người trẻ hơn tôi rồi): “Tại sao em lại muốn trở thành VC?”. Nhân dịp này, tôi xin được trả lời officially: My philosophy is working to give back to the community/ add positive value to the community. Việc trở thành một Venture Capitalist giúp tôi realize được value mình có thể add một cách rõ ràng nhất, và đây cũng là động lực lớn nhất giúp tôi gắn bó với nghề này. Tôi thường nói đùa với sếp rằng: “Nếu chỉ đi kiếm tiền, chắc chắn em sẽ không đi làm VC”. Ý của tôi không phải là VC trả thấp, mà muốn nhấn mạnh rằng valued added mới thực sự là ý nghĩa lớn nhất của nghề này. Nhìn rộng hơn về mô hình VC, tôi rất thích và ủng hộ quan điểm của bác Soichi Tajima - CEO quỹ Genesia: Capital gain chỉ là phương tiện giúp cho mô hình để VC tồn tại, còn goal của VC là đóng góp giá trị cho xã hội.

Qua những chia sẻ ở trên, tôi muốn nhấn mạnh mong muốn mãnh liệt và thiết tha của mình về việc add value. Và nó khó “dã man”, tôi làm nghề này khoảng 1.5 năm rồi, mặc dù có sự tiến bộ 1 tí so với lúc mới vào nghề, nhưng đây vẫn là thứ làm tôi trăn trở nhiều nhất. Nó khó vì value của VC có thể add cho startup thực sự khá limited dưới góc nhìn của tôi. Và expectation của mỗi founder dành cho VC cũng khác nhau. Những founder mà chúng tôi đầu tư đều là những người giỏi nhất mà chúng tôi có thể tìm ở trên thị trường, cũng như họ “ăn nằm” cùng startup mỗi ngày mỗi giờ, nên việc một investor như tôi có thể tìm được best solution cho những problem của họ dường như là unrealistic.

May mắn thay gần đây tôi học được 1 bài học rất hay từ chị sếp của mình: hãy đặt ra những critical thinking questions, tạo cơ hội cho founder có thể suy xét vấn đề ở nhiều góc độ khác nhau qua đó có thể đưa ra được những giải pháp phù hợp nhất có thể. Và đây cũng là những tia sáng le lói đầu tiên trong hành trình đi tìm lời giải “what value I can add to founders?”. Bên cạch đó, để có thể maximize value có thể add, tôi sẽ luôn cố gắng học hỏi cũng như “nâng cấp” bản thân liên tục.

Ngoài ra, năm nay cũng đánh dấu việc tôi đổi màu áo, từ quỹ Access Ventures sang Genesia Ventures. Đây cũng là 1 bước tiến rất đáng nhớ trong sự nghiệp của mình! Genesia officially cho tôi 1 scope of work khá rộng, đến nỗi tôi chẳng biết phải xin thêm scope nào nếu được thăng chức. Đặc biệt, tôi rất ấn tượng thái độ đầu tư nghiêm túc cũng như phong cách làm việc chuyên nghiệp của người Nhật ở quỹ Genesia. Hơn thế nữa, tôi có cơ hội làm việc với 2 người sếp - anh Long Leo Pham (Access Ventures) và chị Hoàng Thị Kim Dung (Genesia Venture), rất tận tâm và luôn tạo điều kiện để tôi được học hỏi và phát triển nhiều hơn. Bên cạnh đó, năm nay tôi đã involved vào 3 deals, trong đó lead 1 deal - Coolmate. Mặc dù mùa này thị trường hơi “ảm đạm”, tôi mong rằng Genesia team có thể close thêm vài deal ở Việt Nam nữa trước khi năm 2022 kết thúc. Cá nhân tôi cũng đang nỗ lực để có thể lead deal đầu tiên ở quỹ Genesia.

Về việc học…

Hiện tôi đang là sinh viên năm 3 ở đại học RMIT, do ham đi làm dẫn đến việc học của tôi bị kéo dài ra... Tin tốt là tôi sẽ tốt nghiệp trước khi tôi viết bài blog về tuổi 22 của mình (nếu kế hoạch không có gì thay đổi). Trải nghiệm học gần đây làm tôi cảm thấy khá painful, không phải vì nó khó, mà vì nó chiếm mất quỹ thời gian đi làm VC của tôi. Tuy nhiên, việc tốt nghiệp đại học được ủng hộ và tạo điều kiện bởi cả gia đình, GP và direct manager từ quỹ mới đến quỹ cũ. Mặc dù tôi vẫn không chắc: Liệu thằng Tuấn cầm tấm bằng đại học có thực sự giỏi hơn không? Tôi chỉ xem đây là job to be done. Vài học kì gần đây, tôi áp dụng phương pháp - không học bài, không đến lớp, khi nào có bài kiểm tra thì làm, đáng buồn thay, điểm của tôi luôn đứng trong top lớp. Để tôi giải thích 1 tí tại sao lại “đáng buồn” nhé! Việc được điểm cao trên thực tế là tôi chẳng biết mình học được gì là 1 trải nghiệm khá tệ, nói cách khác, nó giết chết động lực đi học của tôi. Câu hỏi đặt ra lúc này là: Tại sao mình cần đi học? Hệ lụy của việc này rất có thể dẫn đến việc bỏ học đại học.

Rất may mắn, tôi adopt mindset maximize ROI từ chị Dung vào trong việc học của mình. Nói cách khác, mindset này promote idea: làm việc gì cũng cố gắng tối ưu hóa outcome. Giờ đây, mục tiêu đi học của tôi không chỉ về điểm số, mà phải take notes để về chia sẻ với mọi người trong team, trong lớp phải luôn active để practice public speaking skill, cũng như học được từ thầy cô những kiến thức beyond curriculum. Chính mindset này giúp tôi có động lực đến lớp học và enjoy trải nghiệm đi học đại học hơn!

Những điều đáng tiếc…

Thực sự tôi cảm thấy rất may mắn khi tìm được công việc khiến mình happy. Thú thật, tôi vẫn chưa biết mình sẽ làm gì nếu quyết định nghỉ VC. Cũng bởi vì quá “yêu” công việc của mình nên tôi thường hay tạo thêm KPI cho mình, để rồi ngày nào cũng làm 14+ tiếng. Noted đây là 1 job mà sếp không đưa KPI, mà tôi phải tự tạo KPI cho bản thân. Vì thế, công việc này sẽ phù hợp hơn với concept work-life integration - thay vì vẽ ra ranh giới rạch ròi về “personal time” và “work time”, tôi sẽ làm việc mà mình thấy phù hợp ở mỗi thời điểm khác nhau - better time flexibility.

Tuy nhiên, có 2 thứ mà tôi tiếc là mình chưa làm đủ tốt: chăm sóc sức khỏe bản thân và tình duyên. VC là một nghề cần phải chạy bền, để chờ đến ngày công ty mình đầu tư có thể exit thành công - it takes 5-7 years at least. Vì thế, duy trì sức khỏe để chạy bền cùng startup là 1 trong những hot topic được chúng tôi thảo luận nội bộ với nhau. Tôi đã đặt lịch chạy bộ vào mỗi tối, nhưng nó không thực sự work, phần vì tham ngồi làm việc, phần vì bữa đó có dinner nên không về tập chạy được. Đây là phần tôi sẽ cố gắng cải thiện hơn nữa trong tương lai. Còn về tình duyên, duyên là uncontrollable factor - nhưng nếu không chủ động đi tạo thì liệu duyên có đến?

Lại già thêm 1 tuổi rồi... phải "chơi" cho xứng đáng tuổi trẻ mới được! Cảm ơn các anh chị đã đọc bài blog và mong rằng bài viết này có thể mang lại được giá trị cho anh chị.

P/s: Năm nay cũng đánh dấu lần đầu tiên tôi viết blog, đây cũng chính là 1 công cụ giúp tôi có thể add value đến các founder hoặc to be founder mà tôi đã và sẽ gặp sau này. Mặc dù tôi chưa bao giờ nghĩ mình có thể viết được blog, bởi vì tôi học văn kém lắm, cũng như vốn từ rất hạn hẹp, nhưng khi bắt tay vào làm rồi lại bị “ghiền” (mặc dù không được ai trả tiền hay kiếm được xu nào từ blog). Chính sự ủng hộ của các founder là động lực lớn nhất giúp tôi ra bài đều đặn, cặm cụi ngồi viết bài vào những đêm muộn.

Bài viết được này được hoàn thành lúc 2h30 am ngày 19 tháng 7 năm 2022

Popular posts from this blog

Chuẩn bị cho điều khoản rút lui - GOOD LEAVER và BAD LEAVER

Xin chào các anh chị và các bạn! Trong quá trình hoàn tất 1 deal đầu tư gần đây, tôi có cơ hội để nghiêm túc “suy tư” về điều khoản rút lui (leaver provision) trong hợp đồng đầu tư. Đây là điều khoản mà tôi chưa thật sự để ý trước đây nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến startup trong những giai đoạn phát triển sau này. Trong quá trình nghiên cứu tài liệu để viết bài blog này, tôi khá bất ngờ rằng chưa có tài liệu tiếng việt đề cập đến điều khoản này, và việc này càng thôi thúc tôi “việt hóa” điều khoản này. Vì vậy, tôi mong muốn qua bài blog này có thể chia sẻ những thông tin cần thiết để các nhà sáng lập có thể biết và chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi đặt bút kí bất kì hợp đồng đầu tư nào. Tại sao chúng ta cần điều khoản rút lui? Đối với các thương vụ đầu tư giai đoạn sớm, yếu tố con người luôn chiếm 1 phần rất quan trọng đối với bất kì quyết định đầu tư vào. Lúc này, góc nhìn định giá sẽ là: Với đội ngũ sáng lập này, tiềm năng phát triển của startup A trong thị trường B sẽ như thế nào trong t

Đánh giá ý tưởng startup với lý thuyết Delta-4 bởi Kunal Shah

 Xin chào quý anh chị và các bạn. Gần đây tôi may mắn đọc được 1 bài chia sẻ về lý thuyết Delta4 với chủ đề ‘Làm thế nào để đánh giá ý tưởng khởi nghiệp của bạn?’ bởi anh Kunal Shah, founder CRED App và ex-founder Freecharge (được Snapdeal mua lại với giá $450M). Đây là lý thuyết mà tôi thấy thú vị và thiết thực, vì thế tôi viết bài blog này với mong muốn nhiều founder biết đến hơn, là một cơ sở để anh chị có thể đánh giá ý tưởng kinh doanh của mình. Lý thuyết Delta4 Theo anh Kunal, sự giàu có được tạo ra khi doanh nghiệp giúp con người đi từ điểm A đến điểm B một cách hiệu quả hơn. Một sản phẩm mới được tạo ra nên có khả năng thay đổi mạnh mẽ hành vi của người tiêu dùng, thay thế sản phẩm hiện có đang được thị trường sử dụng. Nếu xét độ hiệu quả của 2 mô hình trên thang điểm 1-10. Lý thuyết phát biểu rằng trong bất kì thị trường nào, mô hình nào có delta lớn hơn 4, nó sẽ mở khóa “hủ vàng”. ∆e  ≥ 4 Sau khi nghiên cứu về lý thuyết này, tôi nghĩ rằng sẽ rất khó để tính số điểm một cá

Những sai lầm thường gặp khi làm investment deck: #1 Cấu trúc

Trong khoảng hơn 1 năm làm VC, tôi đã có may mắn được đọc nhiều pitch deck, có những deck làm rất hay, nhưng cũng có vài deck tôi đọc 1 hồi cũng chưa hiểu startup đang giải quyết vấn đề gì. Vì tôi không muốn say “NO” khi bản thân chưa thực sự hiểu được startup cũng như có thể hỗ trợ một phần nhỏ các founder xây dựng được những deck tốt hơn trong tương lai. Đó chính là động lực để tôi ngồi xuống viết 1 series về chủ đề làm pitch deck cho startup. Do tôi chưa từng làm bất cứ 1 pitch deck nào cả, nhưng được may mắn được đọc khá nhiều deck (150+) trong quá trình làm việc, nên tôi sẽ đề cập đến những lỗi mà các founder thường mắc phải, từ đó đưa ra những hướng tiếp cận phù hợp hơn. Lưu ý rằng, phần lớn nội dung của chuỗi bài viết này dựa trên quan điểm cá nhân, và tôi luôn tin rằng luôn có nhiều hơn 1 những cách tiếp cận để giải quyết vấn đề. Vì thế, tôi rất vui nếu bạn đưa ra những ý kiến của mình ở phần bình luận. Ở phần đầu tiên này tôi sẽ đề cập đến cấu trúc của pitch deck. Trước hết, t