Skip to main content

Tại sao mình cần điểm cao ở đại học?



Tình cờ hôm nay mình đọc được 1 bài post trên RMIT confession về sự tự ti do điểm của mình thấp hơn so với các bạn khác trong trường mặc dù đã cố gắng rất nhiều. Cá nhân mình thấy topic này khá phổ biến và sau đây là một vài quan điểm của mình, maybe có thể giúp các bạn có một góc nhìn khác về điểm số. 

Lưu ý: 

• Những quan điểm của mình dựa trên những trải nghiệm ở đại học ở RMIT ngành tài chính

Mindset “điểm cao” đã hình thành trong đầu mình có lẽ là từ hồi học tiểu học, do đó được điểm cao đối với mình giống như là một “thói quen”. Mặt khác, do cấp 3 mình không chọn vào trường chuyên cũng như cảm thấy kiến thức của cấp 3 không thực sự “thiết thực” cho sau này, nên cảm giác muốn vào học đại học của mình thật sự rất mãnh liệt (mình nhớ hồi học lớp 11 mình đã bảo ba rằng con muốn lên học đại học rồi 😊). Khi mới vào trường, mình đặt áp lực rất lớn ở bản thân phải được HD (4.0/4.0), nó gần như là phương châm sống của mình thời đầu năm nhất. Cộng thêm lời đồn “ngành tài chính phải có GPA cao”, do vậy mình luôn “cố sống cố chết” để đạt được nó. Tuy nhiên, do lên đại học đa số là viết luận văn (không có đúng, sai) và mỗi lớp thường chỉ có 2-3 bạn được HD, nên “quyền năng” tự kiểm soát điểm của mình như hồi cấp 1, 2, 3 (bài phát ra auto trên 8 * trừ môn văn) không còn nữa. Vì vậy, mỗi lần phát điểm ra đối với mình cảm giác rất nặng nề, không khác mấy việc nghe thông báo “bệnh nan y”. Không có bệnh (được HD) thì thở phào nhẹ nhõm, còn bị mắc bệnh (không được HD) thì ngồi rầu suốt ngày. 

Khi bị áp lực điểm số lúc nào cũng đặt nặng trong đầu, mình không còn cảm giác enjoy việc học cũng như làm assignment. Vào khoảng cuối năm nhất, sau khi không còn cảm thấy happy với việc học, mình tự hỏi bản thân: “tại sao mình lại cần HD?” và câu trả lời lúc đó: “I don’t know” (mặc điểm cao giúp cho CV của bạn trở nên “sáng” hơn, tuy nhiên mình không consider đây yếu tố then chốt giúp mình outstanding). Câu trả lời như một cái tát vào những nỗ lực của mình trong suốt năm sinh viên năm nhất đại học, nhưng bây giờ nhìn lại, mình cảm thấy may mắn vì mình đã có được câu trả lời. Sau đó mình đi tìm giải pháp để rồi nhận ra một điều tưởng chừng như hiển nhiên nhưng mình chưa bao giờ thấy: Mình chỉ có thể kiểm soát bản thân mình, còn lại thì ngoài tầm với. Lúc này, hệ quy chiếu của mình trở về với chính mình, mình luôn so sánh thằng Tuấn của hôm nay với thằng Tuấn của 1 tuần trước, hoặc 1 tháng trước. Ngày càng khắt khe hơn với bản thân về thái độ làm việc cũng như quality of work. Trùng hợp thay, với cách tiếp cận này, nó luôn thúc đẩy mình tìm kiếm nhiều kiến thức hơn, học nhiều hơn, và đặc biệt là giảm căng thẳng cho mình rất nhiều. Những lần phát điểm sau này, cảm giác đón nhận điểm của mình trở nên nhẹ nhàng hơn, cảm thấy không quá buồn với điểm thấp, còn điểm cao thì vẫn như trước (có happy, nhưng không quá nhiều), cũng như tỉ lệ đạt điểm cao cũng cao hơn so với lúc trước (một phần là do việc tìm hiểu nhiều hơn các topic ngoài những thứ mình được học trên lớp giúp mình có góc nhìn đa chiều và sâu sắc hơn khi tiếp cận assignment). Tuy đây chỉ là 1 thay đổi nhỏ, nhưng nó mang lại giá trị tích cực lớn cho bản thân mình.

Mong rằng bài này sẽ giúp bạn có 1 góc nhìn khác về điểm số, hãy thử so sánh điểm của mình với chính mình, thay vì đi so với các bạn khác. 

Popular posts from this blog

Chuẩn bị cho điều khoản rút lui - GOOD LEAVER và BAD LEAVER

Xin chào các anh chị và các bạn! Trong quá trình hoàn tất 1 deal đầu tư gần đây, tôi có cơ hội để nghiêm túc “suy tư” về điều khoản rút lui (leaver provision) trong hợp đồng đầu tư. Đây là điều khoản mà tôi chưa thật sự để ý trước đây nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến startup trong những giai đoạn phát triển sau này. Trong quá trình nghiên cứu tài liệu để viết bài blog này, tôi khá bất ngờ rằng chưa có tài liệu tiếng việt đề cập đến điều khoản này, và việc này càng thôi thúc tôi “việt hóa” điều khoản này. Vì vậy, tôi mong muốn qua bài blog này có thể chia sẻ những thông tin cần thiết để các nhà sáng lập có thể biết và chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi đặt bút kí bất kì hợp đồng đầu tư nào. Tại sao chúng ta cần điều khoản rút lui? Đối với các thương vụ đầu tư giai đoạn sớm, yếu tố con người luôn chiếm 1 phần rất quan trọng đối với bất kì quyết định đầu tư vào. Lúc này, góc nhìn định giá sẽ là: Với đội ngũ sáng lập này, tiềm năng phát triển của startup A trong thị trường B sẽ như thế nào trong t...

Book review: Chiêm nghiệm về Good money và Bad money trong startup và cuộc sống

Chào anh chị và các bạn quay lại với bytuanhuynh. Gần đây tôi đọc cuốn sách How Will You Measure Your life được viết bởi bác Clayton. M Christensen. Tôi rất ấn tượng và đọc rất thấm Chapter 7: The Ticking Clock, vì thế tôi muốn chia sẻ một số suy nghĩ của tôi trong chương này và mong rằng nó có thể mang lại một góc nhìn mới trong việc phân bổ nguồn lực cho các founder trong startup cũng như cuộc sống. Note: Một chị VC mà tôi may mắn làm việc cùng - chị Hoàng Thị Kim Dung đã viết một blog về chủ đề này, chia sẻ tâm huyết cho các startup founder. Tôi không nghĩ bạn sẽ phí phạm thời gian của mình với bài blog này. Good money và Bad money Trước hết, dưới góc nhìn từ nhà đầu tư, việc đầu tư vào một công ty chủ yếu vì: lợi nhuận và tăng trưởng. Báo cáo của giáo sư Amar Bhide nhận thấy rằng 93% công ty thành công đã loại bỏ đi định hướng ban đầu của công ty. Nói cách khác, các công ty này không dồn hết nguồn lực vào kế hoạch ban đầu, và họ vẫn đủ tiền để thực hiện các chiến lược sau khi p...

#9 Định giá startup giai đoạn sớm như thế nào là hợp lí?

Xin chào quý anh chị và các bạn. Định giá luôn là 1 phần tất yếu trong công việc đầu tư. Đặc biệt với đầu tư mạo hiểm giai đoạn sớm, đây vẫn luôn là chủ đề còn nhiều tranh cãi. Từ góc nhìn của tôi, định giá 1 công ty sẽ không phân biệt trắng hay đen, mà sẽ là hợp lí hay không hợp lí trong từng giai đoạn và hoàn cảnh khác nhau. Đây là 1 chủ đề khó và nhạy cảm, nhưng cũng rất đáng để bàn luận; và mỗi nhà đầu tư đều có quan điểm riêng của mình. Tôi mong rằng qua bài blog này, các nhà sáng lập sẽ có thêm 1 góc nhìn nữa về định giá, qua đó có thể xây dựng chiến lược gọi vốn phù hợp và hiệu quả cho đứa con tinh thần của mình. Lưu ý : Những luận điểm bên dưới đều là quan điểm cá nhân của tôi - người mới chỉ hơn 1 năm kinh nghiệm và vẫn đang học đại học. Vì thế, với trải nghiệm còn rất hạn chế, có thể những quan điểm tôi đưa ra sẽ chưa được phù hợp, nói cách khác, vẫn “còn rất non và xanh”. Vì thế, các bạn đọc hãy tiếp thu một cách có chọn lọc nhé! Lời nói đầu…. Định giá là một vấn đề quan trọ...