Skip to main content

Bài học 2022: Keep humble and keep learning

Chào anh chị và các bạn. Vậy là cũng ngót nghét gần 2 năm tôi gắn bó với công việc VC, một khoảng thời gian không dài nhưng cũng không quá ngắn với nhiều bạn trẻ để trải nghiệm một công việc. Hôm nay là ngày cuối cùng 2022, tôi muốn chào tạm biệt một năm 2022 đầy biến động với một trong những bài học mà tôi tin là quan trọng nhất trong sự nghiệp làm VC của mình trong cả hiện tại lẫn tương lai: Keep humble & Keep learning. Tôi xin dùng lăng kính của nghề VC để diễn giải và mong rằng anh chị có thể chọn lọc và ứng dụng vào công việc và cuộc sống của mình.

Đôi nét về bản thân

Thật ra chữ “humble” không nằm trong từ điển của tôi từ những ngày đầu tiên. Mặc khác, từ khi học mẫu giáo, tôi lại thuộc tuýp người thích chia sẻ hơn lắng nghe, tự tin vào những thứ mình có. Như khi bước vào 1 cuộc thi, dù có nhiều anh chị lớn hơn, nhiều kinh nghiệm hơn, tôi thường mang tâm lý: “Chưa thi chưa biết ai giỏi hơn ai”. Chính nhờ sự tự tin này, tôi luôn tìm kiếm những thử thách khó. Dám ứng tuyển vào làm ở “quỹ đầu tư” từ năm 2 là một ví dụ, để rồi tôi nhận lại cơ hội được học và có những trải nghiệm vô cùng quý giá. Những dòng chia sẻ ở trên để giúp anh chị hình dung rằng chữ “humble” không dễ dàng đến với tôi.

Đinh nghĩa của humble

Trước hết, có nhiều định nghĩa khác nhau về humble và tôi muốn làm rõ cách tôi hiểu về humble. Đây là định nghĩa tôi may mắn được học từ anh Takahiro-san - GP quỹ Genesia: “The mindset of I don’t think that I know everything“. Đại khái, humble là mindset: tôi không nghĩ rằng mình biết tất cả mọi thứ.

Tại sao lại cần humble?

Hãy thử đặt góc nhìn qua công việc VC nhé! Do đặc thù của công việc, thường phải tốn khoảng 8-10 năm để đánh giá được năng lực của một Venture Capitalist, được thể hiện qua lợi suất đầu tư thực tế của các thương vụ đầu tư khi quỹ exit (hay còn gọi là track record). Vì thế, VC là một công việc dài hạn. Trong khi đó, theo anh Takahiro- chia sẻ, đối với những Venture Capitalist mới bắt đầu, 2-3 năm đầu tiên sẽ cảm thấy học được nhiều, sau đó dần dần sẽ có xu hướng “thấy đủ”, bắt đầu cảm giác nhàm chán với công việc và cuối cùng là chuyển sang một công việc khác thú vị hơn. Rời đi khi chưa đồng hành cùng với startup mình đầu tư đến ngày thành công - theo tôi là một điều đáng tiếc.

Có 2 yếu tố có thể tạo ra cảm giác “thấy đủ”. (1) Ngừng tạo ra thử thách cho bản thân. Việc để cho bản thân vào trạng thái thỏa mãn sau khi đạt được một thành tựu, từ đó mất đi động lực để tiếp tục thách thức bản thân phát triển. Và (2) báo chí và truyền thông. Với tôi, truyền thông là con dao 2 lưỡi, có thể giúp Venture Capitalist xây dựng thương hiệu của cá nhân và quỹ, tuy nhiên lại là chất xúc tác tạo ra cảm giác thỏa mãn. Khi lên báo hay tv, thường bạn sẽ nhận được lời khen từ mọi người xung quanh như gia đình và bạn bè; được nhìn nhận như là một “chuyên gia”. Cảm giác ấy rất dễ gây nghiện. Hệ quả là dần dần bạn sẽ cảm thấy mình đủ giỏi rồi và bạn có xu hướng đi chia sẻ hơn là tiếp tục đi học.

Trong khi đó, top-tier startups và founders luôn phát triển với tốc độ “chóng mặt” (Genesia chỉ đầu tư vào top-tier founder mà thôi). Và với tôi, sẽ thật nhàm chán nếu như nghề VC chỉ đi đầu tư mà không đồng hành cùng công ty mình tâm huyết đầu tư. Vì thế để trở thành một partner thực sự và có giá trị cùng đồng hành với các founders, VC luôn phải học để theo kịp tốc độ phát triển của startups. Từ đây, humble đóng vai trò rất quan trọng - là nền tảng thiết yếu giúp VC có thể phát triển bền vững. Với mindset này, bạn luôn đặt bản thân trong tình trạng “thiếu thốn” kiến thức và trải nghiệm, và sẵn sàn để học từ mọi nguồn lực mà mình có; là hàng rào ngăn cách bạn với cảm giác “thấy đủ”.

Humble: nói dễ làm khó

Lý thuyết là thế, nhưng vào thực hành nó khó dã man. Nhất là công việc VC đòi hỏi bạn phải tự tin đứng lên, chia sẻ và bảo vệ quan điểm của mình (như đi thuyết trình IC meeting chẳng hạn). Để làm được điều đó, điều kiện tiên quyết là bạn phải có chính kiến riêng và tin là mình đúng. Niềm tin đó phải rất mãnh liệt. Vô hình chung, bạn sẽ khép lại cánh cửa để học hỏi từ những idea của các bạn khác. Thậm chí, đôi khi một số idea đã trở thành fact (nghĩa là bạn tin vào idea đó luôn đúng), bạn phải luôn đủ open để lắng nghe và đánh giá lại idea đó khi gặp phải một ý kiến trái với điều mà bạn tin. Thật sự, tôi chưa nghĩ ra cách để truyền đạt độ khó dã man của nó, nên tôi xin khuyến khích bạn trải nghiệm thực tế để dễ thấm hơn. Thú thật, mặc dù rất muốn, không phải lúc nào tôi cũng có thể humble.

Cách giúp tôi giữ khiêm tốn

Như đã nói, rất khó để lúc nào cũng khiêm tốn, nhưng một khi bạn đã muốn tôi tin bạn sẽ tìm mọi cách có thể. Tôi xin phép chia sẻ cách tôi giữ sự khiêm tốn của mình. Quay lại bản chất vấn đề, tôi chọn trở thành VC vì tôi tin startup sẽ tạo ra giá trị tích cực cho xã hội, liên kết trực tiếp với vision của bản thân. Mà để tạo ra nhiều impact nhất có thể, tôi phải được các top-tier founder chọn và trở thành partner tin cậy với họ, cùng đồng hành giúp startup phát triển. Vì thế, việc học nhanh và liên tục là must-have, và humble chính là nền tảng của quá trình này. Ngoài ra, để tránh bản thân rơi vào trạng thái thỏa mãn, tôi có gắng tạo multi-layer objectives (mục tiêu đa tầng), một khi vừa xong một việc sẽ bắt tay vào việc tiếp theo (tôi vẫn đi ăn mừng cho những small wins nhưng cố gắng chỉ tạo ra khung thời gian tận hưởng giới hạn). Tiếp đến, tôi xem việc viết blog hay phỏng vấn với sharing mindset, nghĩa là tôi output những việc tôi học được, chia sẻ với anh chị với mong muốn được học thêm từ feedback của anh chị.

Lời kết

Lời kết, khiêm tốn hay humble không phải là một đề tài mới, mà đã là lời khuyên từ ông cha ta từ thời xưa: “Một lần khiêm tốn bằng bốn lần tự cao”. Tuy nhiên, thực hành đức khiêm tốn thì không phải bài toán dễ dàng, và mọi người có xu hướng bỏ qua nó. Tôi chắc chắn không phải là model tốt, tuy nhiên tôi viết về đề tài này với mong muốn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc khiêm tốn, cũng như là lời nhắc nhở bản thân. Hãy cùng luyện tập với tôi nhé! Cảm ơn các anh chị đã đọc bài blog và mong rằng bài viết này có thể mang lại được giá trị cho anh chị.

Popular posts from this blog

Chuẩn bị cho điều khoản rút lui - GOOD LEAVER và BAD LEAVER

Xin chào các anh chị và các bạn! Trong quá trình hoàn tất 1 deal đầu tư gần đây, tôi có cơ hội để nghiêm túc “suy tư” về điều khoản rút lui (leaver provision) trong hợp đồng đầu tư. Đây là điều khoản mà tôi chưa thật sự để ý trước đây nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến startup trong những giai đoạn phát triển sau này. Trong quá trình nghiên cứu tài liệu để viết bài blog này, tôi khá bất ngờ rằng chưa có tài liệu tiếng việt đề cập đến điều khoản này, và việc này càng thôi thúc tôi “việt hóa” điều khoản này. Vì vậy, tôi mong muốn qua bài blog này có thể chia sẻ những thông tin cần thiết để các nhà sáng lập có thể biết và chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi đặt bút kí bất kì hợp đồng đầu tư nào. Tại sao chúng ta cần điều khoản rút lui? Đối với các thương vụ đầu tư giai đoạn sớm, yếu tố con người luôn chiếm 1 phần rất quan trọng đối với bất kì quyết định đầu tư vào. Lúc này, góc nhìn định giá sẽ là: Với đội ngũ sáng lập này, tiềm năng phát triển của startup A trong thị trường B sẽ như thế nào trong t

Đánh giá ý tưởng startup với lý thuyết Delta-4 bởi Kunal Shah

 Xin chào quý anh chị và các bạn. Gần đây tôi may mắn đọc được 1 bài chia sẻ về lý thuyết Delta4 với chủ đề ‘Làm thế nào để đánh giá ý tưởng khởi nghiệp của bạn?’ bởi anh Kunal Shah, founder CRED App và ex-founder Freecharge (được Snapdeal mua lại với giá $450M). Đây là lý thuyết mà tôi thấy thú vị và thiết thực, vì thế tôi viết bài blog này với mong muốn nhiều founder biết đến hơn, là một cơ sở để anh chị có thể đánh giá ý tưởng kinh doanh của mình. Lý thuyết Delta4 Theo anh Kunal, sự giàu có được tạo ra khi doanh nghiệp giúp con người đi từ điểm A đến điểm B một cách hiệu quả hơn. Một sản phẩm mới được tạo ra nên có khả năng thay đổi mạnh mẽ hành vi của người tiêu dùng, thay thế sản phẩm hiện có đang được thị trường sử dụng. Nếu xét độ hiệu quả của 2 mô hình trên thang điểm 1-10. Lý thuyết phát biểu rằng trong bất kì thị trường nào, mô hình nào có delta lớn hơn 4, nó sẽ mở khóa “hủ vàng”. ∆e  ≥ 4 Sau khi nghiên cứu về lý thuyết này, tôi nghĩ rằng sẽ rất khó để tính số điểm một cá

Những sai lầm thường gặp khi làm investment deck: #1 Cấu trúc

Trong khoảng hơn 1 năm làm VC, tôi đã có may mắn được đọc nhiều pitch deck, có những deck làm rất hay, nhưng cũng có vài deck tôi đọc 1 hồi cũng chưa hiểu startup đang giải quyết vấn đề gì. Vì tôi không muốn say “NO” khi bản thân chưa thực sự hiểu được startup cũng như có thể hỗ trợ một phần nhỏ các founder xây dựng được những deck tốt hơn trong tương lai. Đó chính là động lực để tôi ngồi xuống viết 1 series về chủ đề làm pitch deck cho startup. Do tôi chưa từng làm bất cứ 1 pitch deck nào cả, nhưng được may mắn được đọc khá nhiều deck (150+) trong quá trình làm việc, nên tôi sẽ đề cập đến những lỗi mà các founder thường mắc phải, từ đó đưa ra những hướng tiếp cận phù hợp hơn. Lưu ý rằng, phần lớn nội dung của chuỗi bài viết này dựa trên quan điểm cá nhân, và tôi luôn tin rằng luôn có nhiều hơn 1 những cách tiếp cận để giải quyết vấn đề. Vì thế, tôi rất vui nếu bạn đưa ra những ý kiến của mình ở phần bình luận. Ở phần đầu tiên này tôi sẽ đề cập đến cấu trúc của pitch deck. Trước hết, t