Skip to main content

Book review: Chiêm nghiệm về Good money và Bad money trong startup và cuộc sống

Chào anh chị và các bạn quay lại với bytuanhuynh. Gần đây tôi đọc cuốn sách How Will You Measure Your life được viết bởi bác Clayton. M Christensen. Tôi rất ấn tượng và đọc rất thấm Chapter 7: The Ticking Clock, vì thế tôi muốn chia sẻ một số suy nghĩ của tôi trong chương này và mong rằng nó có thể mang lại một góc nhìn mới trong việc phân bổ nguồn lực cho các founder trong startup cũng như cuộc sống.

Note: Một chị VC mà tôi may mắn làm việc cùng - chị Hoàng Thị Kim Dung đã viết một blog về chủ đề này, chia sẻ tâm huyết cho các startup founder. Tôi không nghĩ bạn sẽ phí phạm thời gian của mình với bài blog này.

Good money và Bad money

Trước hết, dưới góc nhìn từ nhà đầu tư, việc đầu tư vào một công ty chủ yếu vì: lợi nhuận và tăng trưởng. Báo cáo của giáo sư Amar Bhide nhận thấy rằng 93% công ty thành công đã loại bỏ đi định hướng ban đầu của công ty. Nói cách khác, các công ty này không dồn hết nguồn lực vào kế hoạch ban đầu, và họ vẫn đủ tiền để thực hiện các chiến lược sau khi pivot (đổi mới). Quan trọng, đến khi công ty tìm ra được chiến lược để thắng, họ vẫn đủ ngân sách để duy trì hoạt động.

Khái niệm Good money và Bad money cũng dựa trên nguyên lý hoạt động này. Trong giai đoạn đầu, khi công ty vẫn còn đang ở trong giai đoạn khám phá, chưa tìm ra chiến lược để thắng, Good money (Tiền tốt) phải nhẫn nại với tăng trưởng và không nhẫn nại với lợi nhuận. Good money đòi hỏi công ty phải tìm ra được chiến lược để thắng càng nhanh với số tiền tối thiểu nhất có thể - thúc đẩy founder không dồn nhiều nguồn lực vào chiến lược không giúp công ty thắng. Mặt khác, Bad money (tiền xấu) lại rất không nhẫn nại với tăng trưởng, dẫn đến việc dồn rất nhiều nguồn lực vào chiến lược chưa phù hợp, và công ty cũng cạn vốn, khó quay đầu khi thực tế chứng minh nó thực sự không phù hợp.

Cái bẫy tăng trưởng cho startup

Như đã nói ở trên, việc tăng trưởng bằng mọi giá khi chưa tìm ra chiến lược để thắng sẽ để lại hậu quả rất nặng nề cho startup. Nó như việc bạn xây dựng ngôi nhà mà thiếu mất đi phần móng nhà vững vậy. Những model xây dựng xung quanh việc phải đốt nhiều tiền để subsidize (trợ giá) để giữ chân người dùng khi giá trị cốt lõi không được rõ ràng; hay unit of economic (đơn vị kinh tế) chưa phù hợp, tạo ra lợi nhuận âm trên mỗi giao dịch hay mỗi người dùng, không có kế hoạch rõ ràng để khiến unit economic trở nên dương. Tôi nhận thấy rằng những mô hình đó ở thời điểm hiện tại đa phần đang gặp rất nhiều khó khăn, phải thay đổi để thích ứng với dòng tiền không còn rẻ. Buồn nhất là một số startup đã không còn đủ tiền để thay đổi nữa.

Theo tôi, trách nhiệm không chỉ ở mỗi founder, mà còn là ở những nhà đầu tư đã dễ dãi đưa tiền và những người ngồi trong hội đồng quản tri của startup, đã đồng thuận việc tiêu tiền chưa hợp lí.

Ứng dụng vào trong cuộc sống thường nhật

Từ lý thuyết Good money & Bad money, hãy thử mở rộng ống kính ra ngoài công việc bao gồm những khía cạnh khác của cuộc sống nữa nhé. Các anh chị có lẽ sẽ có những mục tiêu để sống một cuộc sống thật hạnh phúc (tùy thuộc vào định nghĩa của mỗi người), có thể là làm một công việc mà mình yêu thích, có thể thay đổi thế giới, có sức khỏe dẻo dai, có thật nhiều tiền, có một gia đình hạnh phúc với những mối quan hệ ý nghĩa, giúp đỡ được nhiều người, etc.

Ắt hẳn, ai cũng muốn sống thật hạnh phúc, nhưng tôi tò mò đã bao nhiêu lần anh chị thực sự ngồi xuống, lên chiến lược để bản thân sống hạnh phúc, và chắc chắn rằng đây chính là chiến lược sẽ giúp mình hạnh phúc?

Liệu bạn có lao đầu vào công việc, vì công việc lúc nào cũng tỏ ra nó thực sự cần bạn. Nếu bạn là một bạn sales, mỗi giờ bạn đầu tư thêm với công việc, bạn càng tăng khả năng chốt được hợp đồng với khách hàng. Hay với nhà đầu tư mạo hiểm, mỗi giờ bạn đầu tư thêm sẽ giúp bạn có thể cộng hưởng nhiều giá trị hơn với công ty mình đã đầu tư, tăng khả năng bạn có thể win được deal, hay chia sẻ những bài học may mắn học được cho nhiều người hơn (như việc tôi viết blog). Cái bẫy của công việc là nó giúp bạn thấy được thấy được thành quả nhanh chóng. Đối với dân sales, bạn chốt được nhiều hợp đồng thì cuối tháng tài khoản của bạn sẽ có nhiều số 0 hơn chẳng hạn.

Đặc biệt với founder, công việc lúc nào cũng nhiều hơn thời gian mà founder có, thúc đẩy founder đầu tư hết những nguồn lực tốt nhất cho nó… lại càng dễ dính vào cái bẫy này. Với tôi, việc làm việc 14+ tiếng mỗi ngày đã trở thành điều gì đó rất đỗi bình thường, và chúng tôi thường bảo với nhau: “Nghề này nó vậy”. Nói cách khác, đôi lúc tôi cảm nhận rằng mình đã mắc phải chiếc bẫy này. 

Mặt khác, gia đình hay những mối quan hệ ý nghĩa - những điều cũng rất quan trọng trong cuộc sống “hạnh phúc” - thú vị thay, lại không thực sự tỏ ra nó cần bạn. Nó cũng chẳng tạo ra nhiều kết quả tức thì. Liệu một tình bạn tri kỉ hay nuôi lớn một đứa trẻ nên người có đến trong một sớm, một chiều? Hay nó đòi hỏi bạn phải tốn hơn những thập kỉ để nhận ra điều đó. Mặt khác, nếu không liên tục bồi dưỡng, dưỡng dục (nurturing) những mối quan hệ này, nó sẽ ngày càng xa cách bạn một cách thầm lặng. Và rồi, những biến cố xảy ra và bạn chợt nhận ra rằng bạn không còn nơi để dựa vào.

Nhìn lại, nếu bạn dồn những nguồn lực ý nghĩa của mình vào công việc, trong khi chưa tìm ra được chiến lược “hạnh phúc” trong cuộc đời mình. Mải mê kiếm tiền hay theo đuổi một sự nghiệp thành công có thể so sánh như Bad money - vì chiến lược này sẽ rất khó giúp cho bạn hạnh phúc trong dài hạn (vài chục năm tới của cuộc đời). Thật buồn nhưng thẳng thắng, cá nhân tôi nghĩ mình đang có Bad money, và cần phải suy ngẫm, trải nghiệm liên tục để tìm được chiến lược “hạnh phúc” của bản thân.

Lời kết

Những lý thuyết trong doanh nghiệp cũng có tính ứng dụng rất cao trong cuộc sống của chúng ta, và hôm nay là Good money & Bad money. Mong rằng những chia sẻ của tôi sẽ giúp các founder suy nghĩ nhiều hơn về chiến lược để thắng cho startup, và chiến lược để hạnh phúc trong cuộc sống, chỉ dồn nguồn lực để tăng trưởng khi tự tin tìm ra được chiến lược phù hợp. Tôi xin trích lại một đoạn mà tôi cảm thấy tâm đắc trong chương sách này như lời chào tạm biệt và cảm ơn mọi người đã đọc bài blog:

“I genuinely believe that relationships with family and close friends are one of the greatest sources of happiness in life. It sounds simple, but like any important investment, these relationships need consistent attention and care. But there are two forces that will be constantly working against this happening. First, you’ll be routinely tempted to invest your resources elsewhere—in things that will provide you with a more immediate payoff. And second, your family and friends rarely shout the loudest to demand your attention. They love you and they want to support your career, too. That can add up to neglecting the people you care about most in the world. The theory of good money, bad money explains that the clock of building a fulfilling relationship is ticking from the start. If you don’t nurture and develop those relationships, they won’t be there to support you if you find yourself traversing some of the more challenging stretches of life, or as one of the most important sources of happiness in your life.”

Tạm dịch:

“Tôi thực sự tin rằng mối quan hệ với gia đình và bạn bè thân thiết là một trong những nguồn hạnh phúc lớn nhất trong cuộc sống. Nghe có vẻ đơn giản, nhưng giống như bất kỳ khoản đầu tư quan trọng nào, những mối quan hệ này cần được quan tâm và chăm sóc nhất quán. Nhưng có hai lực lượng sẽ liên tục làm việc chống lại điều này xảy ra. Đầu tiên, bạn sẽ thường xuyên bị cám dỗ đầu tư nguồn lực của mình vào nơi khác—vào những thứ sẽ mang lại cho bạn kết quả tức thì hơn. Và thứ hai, gia đình và bạn bè của bạn hiếm khi hét to nhất để đòi hỏi sự chú ý của bạn. Họ yêu bạn và họ cũng muốn hỗ trợ sự nghiệp của bạn. Điều đó có thể khiến bạn bỏ bê những người bạn quan tâm nhất trên thế giới. Lý thuyết về đồng tiền tốt, đồng tiền xấu giải thích rằng đồng hồ xây dựng một mối quan hệ viên mãn đang kêu tích tắc ngay từ đầu. Nếu bạn không nuôi dưỡng và phát triển những mối quan hệ đó, chúng sẽ không ở đó để hỗ trợ bạn nếu bạn thấy mình đang trải qua một số giai đoạn thử thách hơn của cuộc đời hoặc là một trong những nguồn hạnh phúc quan trọng nhất trong cuộc đời bạn.”


Cảm ơn các anh chị đã đọc bài blog và mong rằng bài viết này có thể mang lại được giá trị cho anh chị. Để giảm sự phụ thuộc vào Facebook cũng như nhận được bài viết sớm nhất, anh chị hãy subscribe trang blog bằng email của mình nhé (trong trường hợp email của trang blog nằm trong hộp thư “Spam”, hãy chuyển qua hộp thư “Inbox”).

Popular posts from this blog

Chuẩn bị cho điều khoản rút lui - GOOD LEAVER và BAD LEAVER

Xin chào các anh chị và các bạn! Trong quá trình hoàn tất 1 deal đầu tư gần đây, tôi có cơ hội để nghiêm túc “suy tư” về điều khoản rút lui (leaver provision) trong hợp đồng đầu tư. Đây là điều khoản mà tôi chưa thật sự để ý trước đây nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến startup trong những giai đoạn phát triển sau này. Trong quá trình nghiên cứu tài liệu để viết bài blog này, tôi khá bất ngờ rằng chưa có tài liệu tiếng việt đề cập đến điều khoản này, và việc này càng thôi thúc tôi “việt hóa” điều khoản này. Vì vậy, tôi mong muốn qua bài blog này có thể chia sẻ những thông tin cần thiết để các nhà sáng lập có thể biết và chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi đặt bút kí bất kì hợp đồng đầu tư nào. Tại sao chúng ta cần điều khoản rút lui? Đối với các thương vụ đầu tư giai đoạn sớm, yếu tố con người luôn chiếm 1 phần rất quan trọng đối với bất kì quyết định đầu tư vào. Lúc này, góc nhìn định giá sẽ là: Với đội ngũ sáng lập này, tiềm năng phát triển của startup A trong thị trường B sẽ như thế nào trong t

Đánh giá ý tưởng startup với lý thuyết Delta-4 bởi Kunal Shah

 Xin chào quý anh chị và các bạn. Gần đây tôi may mắn đọc được 1 bài chia sẻ về lý thuyết Delta4 với chủ đề ‘Làm thế nào để đánh giá ý tưởng khởi nghiệp của bạn?’ bởi anh Kunal Shah, founder CRED App và ex-founder Freecharge (được Snapdeal mua lại với giá $450M). Đây là lý thuyết mà tôi thấy thú vị và thiết thực, vì thế tôi viết bài blog này với mong muốn nhiều founder biết đến hơn, là một cơ sở để anh chị có thể đánh giá ý tưởng kinh doanh của mình. Lý thuyết Delta4 Theo anh Kunal, sự giàu có được tạo ra khi doanh nghiệp giúp con người đi từ điểm A đến điểm B một cách hiệu quả hơn. Một sản phẩm mới được tạo ra nên có khả năng thay đổi mạnh mẽ hành vi của người tiêu dùng, thay thế sản phẩm hiện có đang được thị trường sử dụng. Nếu xét độ hiệu quả của 2 mô hình trên thang điểm 1-10. Lý thuyết phát biểu rằng trong bất kì thị trường nào, mô hình nào có delta lớn hơn 4, nó sẽ mở khóa “hủ vàng”. ∆e  ≥ 4 Sau khi nghiên cứu về lý thuyết này, tôi nghĩ rằng sẽ rất khó để tính số điểm một cá

Những sai lầm thường gặp khi làm investment deck: #1 Cấu trúc

Trong khoảng hơn 1 năm làm VC, tôi đã có may mắn được đọc nhiều pitch deck, có những deck làm rất hay, nhưng cũng có vài deck tôi đọc 1 hồi cũng chưa hiểu startup đang giải quyết vấn đề gì. Vì tôi không muốn say “NO” khi bản thân chưa thực sự hiểu được startup cũng như có thể hỗ trợ một phần nhỏ các founder xây dựng được những deck tốt hơn trong tương lai. Đó chính là động lực để tôi ngồi xuống viết 1 series về chủ đề làm pitch deck cho startup. Do tôi chưa từng làm bất cứ 1 pitch deck nào cả, nhưng được may mắn được đọc khá nhiều deck (150+) trong quá trình làm việc, nên tôi sẽ đề cập đến những lỗi mà các founder thường mắc phải, từ đó đưa ra những hướng tiếp cận phù hợp hơn. Lưu ý rằng, phần lớn nội dung của chuỗi bài viết này dựa trên quan điểm cá nhân, và tôi luôn tin rằng luôn có nhiều hơn 1 những cách tiếp cận để giải quyết vấn đề. Vì thế, tôi rất vui nếu bạn đưa ra những ý kiến của mình ở phần bình luận. Ở phần đầu tiên này tôi sẽ đề cập đến cấu trúc của pitch deck. Trước hết, t